Hiện nay với với nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục mầm non đang còn thiếu rất nhiều những giáo viên có đủ phẩm chất, yêu nghề sẵn sàng hi sinh để uốn nắn dạy dỗ các mầm non tương lại của đất nước việt nam. Trường ĐHTĐ Hà Nội tiền thân là Trường CĐSP Hà Nội, vốn là một trong số những trường cao đẳng được đánh giá thuộc tốp đầu trong hệ thống các trường cao đẳng trong toàn quốc
                                                                   


Với tiêu chí đào tạo ra những người giáo viên nhân dân có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm với nghề giáo, những người giáo viên biết được sự nghèo khó lạc hậu của những vùng miền quê hương đất nước chúng ta. Nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm về tình yêu.

Với thực tế hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp ở các ngành nghề khác rất cao, sinh viên trung cấp cao đẳng thậm chí là đại học mới ra trường của các ngành kinh tế, kỹ thuạt… có tỉ lệ thất nghiệp lên tới 20,75% , tại sao lại như vậy, đó cũng do một phần lỗi các bạn chọn không đúng ngành nghề phù hợp, không định hướng trước cho tương lai của mình. Nắm bắt được tình hình thực tế của xã hội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 ngành sư pham mầm non như sau

1. Ngành tuyển sinh:  Văn bằng 2 sư phạm Mầm non
2. Đối tượng tuyển sinh văn bằng 2 Mầm non:
Người học đã tốt nghiệp THPT đồng thời có bằng tốt nghiệp ngành khác đào tạo từ trình độ TCCN trở lên.
3. Hình thức tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm Mầm non
 Xét tuyển, điểm xét tuyển là tổng điểm 2 môn Toán, Văn lớp 12.
4. Thời gian đào tạo: 1,5 năm (tương đương 15 tháng)
5. Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.
6. Kinh phí đào tạo: Theo qui định của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
7. Hồ sơ dự thi gồm có:
– Túi hồ sơ và phiếu đăng ký dự thi TCCN (theo mẫu của Bộ GD&ĐT quy định).
– Bằng, học bạ THPT photo có công chứng.
– Bằng, bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (phô tô công chứng).
– 4 ảnh cỡ 4×6, 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
– Giấy khai sinh (Bản sao có công chứng)
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có)
8. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển: Từ ngày thông báo đến ngày 30/11/2015.
9. Địa điểm mua hồ sơ, đăng kí dự tuyển tại:
Phòng 206 nhà B1 Trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội
ĐT: 04 66 86 13 13 – 0975 582 931 (có hỗ trợ zalo)


Tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm mầm non

Hiện nay với với nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục mầm non đang còn thiếu rất nhiều những giáo viên có đủ phẩm chất, yêu nghề sẵn sàng hi sinh để uốn nắn dạy dỗ các mầm non tương lại của đất nước việt nam. Trường ĐHTĐ Hà Nội tiền thân là Trường CĐSP Hà Nội, vốn là một trong số những trường cao đẳng được đánh giá thuộc tốp đầu trong hệ thống các trường cao đẳng trong toàn quốc
                                                                   


Với tiêu chí đào tạo ra những người giáo viên nhân dân có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm với nghề giáo, những người giáo viên biết được sự nghèo khó lạc hậu của những vùng miền quê hương đất nước chúng ta. Nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm về tình yêu.

Với thực tế hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp ở các ngành nghề khác rất cao, sinh viên trung cấp cao đẳng thậm chí là đại học mới ra trường của các ngành kinh tế, kỹ thuạt… có tỉ lệ thất nghiệp lên tới 20,75% , tại sao lại như vậy, đó cũng do một phần lỗi các bạn chọn không đúng ngành nghề phù hợp, không định hướng trước cho tương lai của mình. Nắm bắt được tình hình thực tế của xã hội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 ngành sư pham mầm non như sau

1. Ngành tuyển sinh:  Văn bằng 2 sư phạm Mầm non
2. Đối tượng tuyển sinh văn bằng 2 Mầm non:
Người học đã tốt nghiệp THPT đồng thời có bằng tốt nghiệp ngành khác đào tạo từ trình độ TCCN trở lên.
3. Hình thức tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm Mầm non
 Xét tuyển, điểm xét tuyển là tổng điểm 2 môn Toán, Văn lớp 12.
4. Thời gian đào tạo: 1,5 năm (tương đương 15 tháng)
5. Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.
6. Kinh phí đào tạo: Theo qui định của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
7. Hồ sơ dự thi gồm có:
– Túi hồ sơ và phiếu đăng ký dự thi TCCN (theo mẫu của Bộ GD&ĐT quy định).
– Bằng, học bạ THPT photo có công chứng.
– Bằng, bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (phô tô công chứng).
– 4 ảnh cỡ 4×6, 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
– Giấy khai sinh (Bản sao có công chứng)
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có)
8. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển: Từ ngày thông báo đến ngày 30/11/2015.
9. Địa điểm mua hồ sơ, đăng kí dự tuyển tại:
Phòng 206 nhà B1 Trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội
ĐT: 04 66 86 13 13 – 0975 582 931 (có hỗ trợ zalo)


Đọc thêm..


UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
———————————
Số 266/TB-ĐHTĐHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Căn cứ vào Thông tư 27/2014/TT-BGDĐT, ngày 11/08/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh TCCN;
Căn cứ Thông tư 22/2014/TT-BGĐT, ngày 09/07/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo TCCN;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO
Tuyển sinh văn bằng 2 tiểu học chính quy ngành sư phạm giáo dục tiểu học

  1. Ngành tuyển sinh: Văn bằng 2 sư phạm tiểu học
  2. Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp THPT đồng thời có bằng tốt nghiệp ngành khác đào tạo từ trình độ TCCN trở lên.
  3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển, điểm xét tuyển là tổng điểm 2 môn Toán, Văn lớp 12.
  4. Thời gian đào tạo: 1,5 năm (tương đương 15 tháng)
  5. Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.
  6. Hồ sơ dự thi gồm có:
– Túi hồ sơ và phiếu đăng ký dự thi TCCN (theo mẫu của BGD&ĐT quy định)
– Bằng, bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ( Phô tô công chứng)
– Bằng, học bạ THPT ( Phô tô công chứng)
– 4 ảnh cỡ 4×6, 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ số điện thoại
– Giấy khai sinh (Bản sao có công chứng)
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có)
  1. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển văn bằng 2 tiểu học:  Xét tuyển liên tục trong năm
  2. Địa điểm mua hồ sơ, đăng ký tại:
P206 nhà B1 Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội – Số 1 Đường Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
ĐT: 04 66 86 13 13 – 0975 582 931 (có hỗ trợ zalo )
Ghi chú: Người học sau khi tốt nghiệp TCCN được đăng ký thi tuyển liên thông lên Cao Đẳng, Đại Học theo quy định của BGD&ĐT

Tuyển sinh văn bằng 2 sư phạm tiểu học



UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
———————————
Số 266/TB-ĐHTĐHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Căn cứ vào Thông tư 27/2014/TT-BGDĐT, ngày 11/08/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh TCCN;
Căn cứ Thông tư 22/2014/TT-BGĐT, ngày 09/07/2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo TCCN;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO
Tuyển sinh văn bằng 2 tiểu học chính quy ngành sư phạm giáo dục tiểu học

  1. Ngành tuyển sinh: Văn bằng 2 sư phạm tiểu học
  2. Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp THPT đồng thời có bằng tốt nghiệp ngành khác đào tạo từ trình độ TCCN trở lên.
  3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển, điểm xét tuyển là tổng điểm 2 môn Toán, Văn lớp 12.
  4. Thời gian đào tạo: 1,5 năm (tương đương 15 tháng)
  5. Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.
  6. Hồ sơ dự thi gồm có:
– Túi hồ sơ và phiếu đăng ký dự thi TCCN (theo mẫu của BGD&ĐT quy định)
– Bằng, bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ( Phô tô công chứng)
– Bằng, học bạ THPT ( Phô tô công chứng)
– 4 ảnh cỡ 4×6, 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ số điện thoại
– Giấy khai sinh (Bản sao có công chứng)
– Giấy tờ ưu tiên (nếu có)
  1. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển văn bằng 2 tiểu học:  Xét tuyển liên tục trong năm
  2. Địa điểm mua hồ sơ, đăng ký tại:
P206 nhà B1 Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội – Số 1 Đường Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
ĐT: 04 66 86 13 13 – 0975 582 931 (có hỗ trợ zalo )
Ghi chú: Người học sau khi tốt nghiệp TCCN được đăng ký thi tuyển liên thông lên Cao Đẳng, Đại Học theo quy định của BGD&ĐT
Đọc thêm..
Căn cứ Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT, ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông báo tuyển sinh hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học khối ngành sư phạm toán; sư phạm hóa, sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học, sư phạm Tiếng anh, sư phạm sinh học.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 
Thông báo tuyển sinh liên thông từ trung cấp - cao đẳng lên đại học

1. Đối tượng tuyển sinh
Người học đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng sư phạm đúng chuyên ngành

2.Hình thức tuyển sinh
- Thi tuyển sinh (các môn theo qui định Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)

3. Hình thức đào tạo 
Học ngoài giờ hành chính (ngày thứ 7 và CN hàng tuần)

4. Thời gian ôn tập và thi tuyển liên thông đại học sư phạm 2
- Ôn tập : 19,20/12/2015
- Thi tuyển: 26,27/12/2015

5. Thời gian đào tạo: 2 - 2,5 năm đối với hệ trung cấp, từ 1,5 - 2 năm đối với hệ cao đẳng

6. Kinh phí đào tạo
Theo quy định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

7. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm có
- Hồ sơ theo mẫu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Bằng tốt nghiệp hoặc CNTN tạm thời, bảng điểm bản sao có công chứng
- Giấy khai sinh bản sao
- 4 ảnh 3*4 ghi rõ họ tên, 2 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ

8. Lệ phí hồ sơ, ôn tập, thi tuyển sinh: Theo quy định Trường ĐHSP Hà Nội 2

9.Thời gian phát hành và thu hồ sơ: Từ ngày Thông báo đến ngày 15/12/2015.

10. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ
- Phòng 206 nhà B1 Trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội, đối diện đại học quốc gia hà nội
ĐT: 04 66 86 13 13 - 0975 582 931



Tuyển sinh liên thông đại học sư phạm hà nội 2

Căn cứ Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT, ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông báo tuyển sinh hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học khối ngành sư phạm toán; sư phạm hóa, sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học, sư phạm Tiếng anh, sư phạm sinh học.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 
Thông báo tuyển sinh liên thông từ trung cấp - cao đẳng lên đại học

1. Đối tượng tuyển sinh
Người học đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng sư phạm đúng chuyên ngành

2.Hình thức tuyển sinh
- Thi tuyển sinh (các môn theo qui định Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)

3. Hình thức đào tạo 
Học ngoài giờ hành chính (ngày thứ 7 và CN hàng tuần)

4. Thời gian ôn tập và thi tuyển liên thông đại học sư phạm 2
- Ôn tập : 19,20/12/2015
- Thi tuyển: 26,27/12/2015

5. Thời gian đào tạo: 2 - 2,5 năm đối với hệ trung cấp, từ 1,5 - 2 năm đối với hệ cao đẳng

6. Kinh phí đào tạo
Theo quy định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

7. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm có
- Hồ sơ theo mẫu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Bằng tốt nghiệp hoặc CNTN tạm thời, bảng điểm bản sao có công chứng
- Giấy khai sinh bản sao
- 4 ảnh 3*4 ghi rõ họ tên, 2 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ

8. Lệ phí hồ sơ, ôn tập, thi tuyển sinh: Theo quy định Trường ĐHSP Hà Nội 2

9.Thời gian phát hành và thu hồ sơ: Từ ngày Thông báo đến ngày 15/12/2015.

10. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ
- Phòng 206 nhà B1 Trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội, đối diện đại học quốc gia hà nội
ĐT: 04 66 86 13 13 - 0975 582 931



Đọc thêm..
Bức tâm thư của cô giáo mầm non ở TP.HCM đang là tâm điểm chú ý của dư luận, nhiều người tỏ ra đồng tình với những vất vả, khó khăn của cô giáo.
Bức tâm thư của cô giáo Đặng Thị Kim Huệ (Giáo viên trường mầm non Quốc tế Bambi TP HCM được đăng trên báo Lao động và nhiều báo dẫn lại.
Trong bức tâm thư, cô giáo Đặng Thị Kim Huệ (Giáo viên trường mầm non Quốc tế Bambi TP HCM đã nói về những khó khăn của một cô giáo giữ trẻ với công việc áp lực và mất nhiều thời gian nhưng đồng lương ít ỏi.

Nuôi dạy trẻ là một công việc vất vả. Ảnh: Lao động
Trong bức tâm thư, cô giáo viết:
"Một mình trong căn phòng tối, tôi ôm con khóc nức nở. Đúng rồi, phụ huynh nào khi giao con cho người khác cũng có nhiều nỗi lo sợ. Và dù chúng tôi có cố gắng thế nào đi nữa cũng không bao giờ làm vừa lòng họ. Vì thế tôi càng ra sức cố gắng… thì càng bỏ bê gia đình, con cái của mình.
Khi còn là một nữ sinh, tôi luôn bị ấn tượng bởi hình ảnh một cô giáo mầm non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh, cô dạy các em múa, hát, dạy học chữ… và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Chính vì điều đó mà tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm non. Thế nhưng khi điều ước trở thành sự thật, thì nó lại trở thành điều mà tôi hối tiếc nhất trong cuộc đời của mình. Giá mà tôi đã lựa chọn một nghề khác…

Nhưng có lẽ điều không chỉ tôi mà cô giáo nào cũng phải canh cánh bên lòng mỗi khi đến trường là làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng của hàng chục học sinh. Từ miếng ăn, thức uống, lúc vui chơi hay trong giấc ngủ, lúc các em nóng sốt, biếng ăn, chảy mũi... đều phải theo dõi.
Với bằng ấy công việc mỗi ngày, khi vác được thân xác về tới nhà, hôm nào tôi cũng mệt rã rời. Nhiều đêm nghĩ, sao mình lại lựa chọn con đường này?, số tiền lương hơn 2 triệu nhận được quá ít ỏi so với công sức và áp lực đang phải gánh chịu. Với một người phụ nữ bình thường, chỉ một đứa con thôi cũng đã bận tối tăm mặt mũi, không còn phút nào dành cho bản thân, huống chi chỉ có 2 cô giáo trong một lớp 40 cháu. Vừa cho các cháu ăn (với những cháu lười ăn thì đây thực sự là một cuộc chiến), vừa dạy hát múa, dạy chữ, kể chuyện, ru các cháu ngủ, làm vệ sinh cá nhân cho các cháu,…
Mặc dù nhiều áp lực, nhưng mỗi sáng khi thức dậy tôi lại tự trấn an mình, nghề nào cũng có sự vất vả khó nhọc riêng, đã lựa chọn con đường này cho mình thì sẽ cố gắng đi đến cùng. Nhưng cuộc đời quả thật không đơn giản như mình nghĩ, tôi được hiệu trưởng gọi lên khiển trách vì có phụ huynh tố cáo tôi “ăn bớt” sữa của các con…
Khi đối chất, vị phụ huynh nói rằng mỗi ngày đón về, thằng bé 4 tuổi đều đòi ăn như bị bỏ đói. Rằng các cô ở trường mầm non cho con chị ăn uống kiểu gì mà bé nói rằng không được ăn no. Thậm chí sữa bột chị gửi đều hàng tháng mà thằng bé nói rằng nó không được cô cho uống sữa….
Vị phụ huynh đó dùng những lời lẽ khá nặng nề để chỉ trích. Tôi tự hiểu rằng làm cha mẹ ai cũng lo lắng cho con mình, thế nhưng những lời nói ấy thực sự đã làm tôi tổn thương vì tôi không làm như thế. Hàng ngày tôi vẫn cho bé ăn uống đầy đủ như những em khác, sữa mẹ bé gửi tôi vẫn cho uống nhưng bé không chịu hợp tác mà chỉ thích uống sữa tươi. Sau khi nghe tôi giải thích vị phụ huynh kia cũng nguôi ngoai, phần vì không có bằng chứng việc “ăn bớt” sữa của bé nên chị ấy bỏ ra về. Còn tôi đứng trơ trọi ở trường mà trong lòng tràn ngập nỗi buồn và hối hận…Khi con tròn 6 tháng tuổi, tôi gửi ông bà nội để trở lại làm việc. Những bề bộn của công việc đã làm tôi không còn thời gian chăm sóc cho con đẻ của mình, ở trường không thể cáu với các bé, tôi đem hết nỗi bực tức về nhà trút lên đầu chồng con. Tình cảm vợ chồng dần phai nhạt sau mỗi cơn giận dữ vô cớ của tôi mà không có cách nào cứu vãn nổi. Cho đến một hôm tôi nổi điên đánh đứa con 1 tuổi của mình chỉ vì cháu quấy khóc trong khi soạn giáo án để mai có đoàn thanh tra về trường.
Đúng lúc chồng về, anh tức giận quát mắng, đánh đập và tuyên bố "Nếu tôi cứ tiếp tục theo đuổi cái công việc lương không đủ ăn mà áp lực chồng chất này thì sớm muộn gia đình cũng sẽ tan nát".
Là một người mẹ, một giáo viên mầm non, chăm sóc cho hàng trăm đứa trẻ nhưng con mình như thế nào tôi lại không hề hay biết.
Tôi nhớ như in khi cô hiệu trưởng đề nghị cho trẻ nghỉ một ngày để các cô họp chuyên môn trong một buổi họp phụ huynh, các vị đã nhao nhao lên rằng: “Ôi! Nếu nó nghỉ ở nhà thì tôi chết ”, bởi vì “Không biết đến trường nó sao chứ về nhà quậy lắm, ăn uống thì khó khăn”.
Còn bây giờ, chính cái công việc “nuôi dạy hổ” này đang đẩy tôi đến gần cái chết, đẩy gia đình tôi đến nguy cơ tan vỡ, con tôi bị bỏ rơi, đẩy tôi từ một cô gái vui vẻ hay cười thành một người hay khó chịu cau có… Tôi ước gì mình không yêu nghề, ước gì trước đây mình đã chọn đi một con đường khác. Liệu giờ đây, tôi có còn cơ hội nào để làm lại không?"
Tâm thư của cô giáo khiến nhiều người xúc động.
Trên Zing.vn, bạn đọc có nickname Coca từng là một giáo viên mầm non khi đọc tâm thư của cô giáo đã bày tỏ sự đồng cảm: "Bạn làm mình phải khóc khi đọc bài báo này... Cũng là một giáo viên mầm non mình hiểu tất cả những gì bạn viết... Từng câu từng chữ cứa nát ruột gan mình... Phải chi! Giá như! Biết bao nhiêu lần mình nói những từ đó... Nhưng có lẽ nghề đã chọn mình nên phải cố gắng tiếp tục... Thực sự bây giờ ra đường, ai hỏi mình làm nghề gì? Mình không dám trả lời là giáo viên mầm non, không phải nghề đó xấu xa nhưng mình sợ những định kiến of mọi người sẽ làm mình cảm thấy tự tin hơn... Nghề và người không xấu, cớ sao lại ra nông nỗi như vậy... Mong cái nhìn thoáng hơn của những bậc làm cha mẹ và của xã hội.
Bạn đọc Nguyễn Phương chia sẻ: "Mình rất hiểu nỗi lòng của bạn, rất hiểu những khó khăn của nghề. Mình cũng từng phải chiến đấu với những suy nghĩ lựa chọn và lo lắng đó nhưng bạn ơi, nghề cũng là nghiệp. Bởi vì nó đã thấm vào máu, vào thân chúng ta rồi. Đến bây giờ dù mình đang bận nuôi con nhỏ chưa đi làm lại nhưng trong rất nhiều giấc mơ của mình. Mình vẫn luôn hạnh phúc vì đã chọn cái nghề này. Chúc bạn sẽ có những lựa chọn sáng suốt và mong là bạn sẽ không phải nói 2 từ ân hận khi lựa chọn nghề này, bạn nhé!"
Đồng cảm với nỗi niềm tâm sự của chủ nhân bức tâm thư, bạn đọc Dung Nguyễn cho rằng, giáo viên mầm non khổ một phần là do các bậc phụ huynh quá bao bọc con cái họ: "Tôi thấy ý thức của phụ huynh rất kém, họ chỉ việc bỏ tiền ra rồi tha hồ đòi hỏi, tha hồ đặt điều đặt chuyện, những người đó nên mua cái địu như người dân tộc để mà giữ con, chứ cứ đổ tội vạ lên đầu người ta không thấy thẹn khi đánh phủ đầu những cô bé 18, 20 xui xẻo chọn phải cái nghề khốn khổ không có bảo hiểm, không ai chống lưng thật tội!"
Đã từng là mẹ của những đứa con, hiểu được sự vất vả khi nuôi dạy chúng, phụ huynh Trần Thị Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi đọc bài tâm sự của cô giáo, tôi thấu hiểu và cảm thông cho các cô, mệt nhọc, vất vả cho các cháu ăn, chơi, học... nhiều cháu lười ăn ở nhà bố mẹ, ông bà còn bế rong ruổi 2- 3 giờ mới cho ăn được bát cơm hoặc bát cháo. Nhiều khi mẹ cho con ăn, con lười ăn còn đánh vào mông không thương tiếc. Thế nhưng nếu thấy cô giáo có mắng các con thì lại nổi đóa lên rồi thế này, thế nọ. Qua đây tôi nghĩ mọi người nên nhìn nhận lại công việc của các cô để thông cảm chia sẻ và gần gũi để động viên các cô yên tâm nuôi dạy các cháu. Tất nhiên cũng không tránh khỏi có một số ít các cô có những thái độ hành vi thô bạo với trẻ thì cần phải lên án."
Lê Vy (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin

Độc giả đồng cảm với tâm thư đẫm nước mắt của cô giáo mầm non

Bức tâm thư của cô giáo mầm non ở TP.HCM đang là tâm điểm chú ý của dư luận, nhiều người tỏ ra đồng tình với những vất vả, khó khăn của cô giáo.
Bức tâm thư của cô giáo Đặng Thị Kim Huệ (Giáo viên trường mầm non Quốc tế Bambi TP HCM được đăng trên báo Lao động và nhiều báo dẫn lại.
Trong bức tâm thư, cô giáo Đặng Thị Kim Huệ (Giáo viên trường mầm non Quốc tế Bambi TP HCM đã nói về những khó khăn của một cô giáo giữ trẻ với công việc áp lực và mất nhiều thời gian nhưng đồng lương ít ỏi.

Nuôi dạy trẻ là một công việc vất vả. Ảnh: Lao động
Trong bức tâm thư, cô giáo viết:
"Một mình trong căn phòng tối, tôi ôm con khóc nức nở. Đúng rồi, phụ huynh nào khi giao con cho người khác cũng có nhiều nỗi lo sợ. Và dù chúng tôi có cố gắng thế nào đi nữa cũng không bao giờ làm vừa lòng họ. Vì thế tôi càng ra sức cố gắng… thì càng bỏ bê gia đình, con cái của mình.
Khi còn là một nữ sinh, tôi luôn bị ấn tượng bởi hình ảnh một cô giáo mầm non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh, cô dạy các em múa, hát, dạy học chữ… và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Chính vì điều đó mà tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm non. Thế nhưng khi điều ước trở thành sự thật, thì nó lại trở thành điều mà tôi hối tiếc nhất trong cuộc đời của mình. Giá mà tôi đã lựa chọn một nghề khác…

Nhưng có lẽ điều không chỉ tôi mà cô giáo nào cũng phải canh cánh bên lòng mỗi khi đến trường là làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng của hàng chục học sinh. Từ miếng ăn, thức uống, lúc vui chơi hay trong giấc ngủ, lúc các em nóng sốt, biếng ăn, chảy mũi... đều phải theo dõi.
Với bằng ấy công việc mỗi ngày, khi vác được thân xác về tới nhà, hôm nào tôi cũng mệt rã rời. Nhiều đêm nghĩ, sao mình lại lựa chọn con đường này?, số tiền lương hơn 2 triệu nhận được quá ít ỏi so với công sức và áp lực đang phải gánh chịu. Với một người phụ nữ bình thường, chỉ một đứa con thôi cũng đã bận tối tăm mặt mũi, không còn phút nào dành cho bản thân, huống chi chỉ có 2 cô giáo trong một lớp 40 cháu. Vừa cho các cháu ăn (với những cháu lười ăn thì đây thực sự là một cuộc chiến), vừa dạy hát múa, dạy chữ, kể chuyện, ru các cháu ngủ, làm vệ sinh cá nhân cho các cháu,…
Mặc dù nhiều áp lực, nhưng mỗi sáng khi thức dậy tôi lại tự trấn an mình, nghề nào cũng có sự vất vả khó nhọc riêng, đã lựa chọn con đường này cho mình thì sẽ cố gắng đi đến cùng. Nhưng cuộc đời quả thật không đơn giản như mình nghĩ, tôi được hiệu trưởng gọi lên khiển trách vì có phụ huynh tố cáo tôi “ăn bớt” sữa của các con…
Khi đối chất, vị phụ huynh nói rằng mỗi ngày đón về, thằng bé 4 tuổi đều đòi ăn như bị bỏ đói. Rằng các cô ở trường mầm non cho con chị ăn uống kiểu gì mà bé nói rằng không được ăn no. Thậm chí sữa bột chị gửi đều hàng tháng mà thằng bé nói rằng nó không được cô cho uống sữa….
Vị phụ huynh đó dùng những lời lẽ khá nặng nề để chỉ trích. Tôi tự hiểu rằng làm cha mẹ ai cũng lo lắng cho con mình, thế nhưng những lời nói ấy thực sự đã làm tôi tổn thương vì tôi không làm như thế. Hàng ngày tôi vẫn cho bé ăn uống đầy đủ như những em khác, sữa mẹ bé gửi tôi vẫn cho uống nhưng bé không chịu hợp tác mà chỉ thích uống sữa tươi. Sau khi nghe tôi giải thích vị phụ huynh kia cũng nguôi ngoai, phần vì không có bằng chứng việc “ăn bớt” sữa của bé nên chị ấy bỏ ra về. Còn tôi đứng trơ trọi ở trường mà trong lòng tràn ngập nỗi buồn và hối hận…Khi con tròn 6 tháng tuổi, tôi gửi ông bà nội để trở lại làm việc. Những bề bộn của công việc đã làm tôi không còn thời gian chăm sóc cho con đẻ của mình, ở trường không thể cáu với các bé, tôi đem hết nỗi bực tức về nhà trút lên đầu chồng con. Tình cảm vợ chồng dần phai nhạt sau mỗi cơn giận dữ vô cớ của tôi mà không có cách nào cứu vãn nổi. Cho đến một hôm tôi nổi điên đánh đứa con 1 tuổi của mình chỉ vì cháu quấy khóc trong khi soạn giáo án để mai có đoàn thanh tra về trường.
Đúng lúc chồng về, anh tức giận quát mắng, đánh đập và tuyên bố "Nếu tôi cứ tiếp tục theo đuổi cái công việc lương không đủ ăn mà áp lực chồng chất này thì sớm muộn gia đình cũng sẽ tan nát".
Là một người mẹ, một giáo viên mầm non, chăm sóc cho hàng trăm đứa trẻ nhưng con mình như thế nào tôi lại không hề hay biết.
Tôi nhớ như in khi cô hiệu trưởng đề nghị cho trẻ nghỉ một ngày để các cô họp chuyên môn trong một buổi họp phụ huynh, các vị đã nhao nhao lên rằng: “Ôi! Nếu nó nghỉ ở nhà thì tôi chết ”, bởi vì “Không biết đến trường nó sao chứ về nhà quậy lắm, ăn uống thì khó khăn”.
Còn bây giờ, chính cái công việc “nuôi dạy hổ” này đang đẩy tôi đến gần cái chết, đẩy gia đình tôi đến nguy cơ tan vỡ, con tôi bị bỏ rơi, đẩy tôi từ một cô gái vui vẻ hay cười thành một người hay khó chịu cau có… Tôi ước gì mình không yêu nghề, ước gì trước đây mình đã chọn đi một con đường khác. Liệu giờ đây, tôi có còn cơ hội nào để làm lại không?"
Tâm thư của cô giáo khiến nhiều người xúc động.
Trên Zing.vn, bạn đọc có nickname Coca từng là một giáo viên mầm non khi đọc tâm thư của cô giáo đã bày tỏ sự đồng cảm: "Bạn làm mình phải khóc khi đọc bài báo này... Cũng là một giáo viên mầm non mình hiểu tất cả những gì bạn viết... Từng câu từng chữ cứa nát ruột gan mình... Phải chi! Giá như! Biết bao nhiêu lần mình nói những từ đó... Nhưng có lẽ nghề đã chọn mình nên phải cố gắng tiếp tục... Thực sự bây giờ ra đường, ai hỏi mình làm nghề gì? Mình không dám trả lời là giáo viên mầm non, không phải nghề đó xấu xa nhưng mình sợ những định kiến of mọi người sẽ làm mình cảm thấy tự tin hơn... Nghề và người không xấu, cớ sao lại ra nông nỗi như vậy... Mong cái nhìn thoáng hơn của những bậc làm cha mẹ và của xã hội.
Bạn đọc Nguyễn Phương chia sẻ: "Mình rất hiểu nỗi lòng của bạn, rất hiểu những khó khăn của nghề. Mình cũng từng phải chiến đấu với những suy nghĩ lựa chọn và lo lắng đó nhưng bạn ơi, nghề cũng là nghiệp. Bởi vì nó đã thấm vào máu, vào thân chúng ta rồi. Đến bây giờ dù mình đang bận nuôi con nhỏ chưa đi làm lại nhưng trong rất nhiều giấc mơ của mình. Mình vẫn luôn hạnh phúc vì đã chọn cái nghề này. Chúc bạn sẽ có những lựa chọn sáng suốt và mong là bạn sẽ không phải nói 2 từ ân hận khi lựa chọn nghề này, bạn nhé!"
Đồng cảm với nỗi niềm tâm sự của chủ nhân bức tâm thư, bạn đọc Dung Nguyễn cho rằng, giáo viên mầm non khổ một phần là do các bậc phụ huynh quá bao bọc con cái họ: "Tôi thấy ý thức của phụ huynh rất kém, họ chỉ việc bỏ tiền ra rồi tha hồ đòi hỏi, tha hồ đặt điều đặt chuyện, những người đó nên mua cái địu như người dân tộc để mà giữ con, chứ cứ đổ tội vạ lên đầu người ta không thấy thẹn khi đánh phủ đầu những cô bé 18, 20 xui xẻo chọn phải cái nghề khốn khổ không có bảo hiểm, không ai chống lưng thật tội!"
Đã từng là mẹ của những đứa con, hiểu được sự vất vả khi nuôi dạy chúng, phụ huynh Trần Thị Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi đọc bài tâm sự của cô giáo, tôi thấu hiểu và cảm thông cho các cô, mệt nhọc, vất vả cho các cháu ăn, chơi, học... nhiều cháu lười ăn ở nhà bố mẹ, ông bà còn bế rong ruổi 2- 3 giờ mới cho ăn được bát cơm hoặc bát cháo. Nhiều khi mẹ cho con ăn, con lười ăn còn đánh vào mông không thương tiếc. Thế nhưng nếu thấy cô giáo có mắng các con thì lại nổi đóa lên rồi thế này, thế nọ. Qua đây tôi nghĩ mọi người nên nhìn nhận lại công việc của các cô để thông cảm chia sẻ và gần gũi để động viên các cô yên tâm nuôi dạy các cháu. Tất nhiên cũng không tránh khỏi có một số ít các cô có những thái độ hành vi thô bạo với trẻ thì cần phải lên án."
Lê Vy (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin
Đọc thêm..
Nằm trong chuỗi hoạt động tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, chiều ngày 26/11/2015, Bộ môn Tự nhiên – Xã hội, Khoa Giáo dục Tiểu học đã tổ chức seminar với chủ đề “Dạy học tích cực môn Khoa học ở Tiểu học”.
Đến dự buổi Seminar có PGS,TS Nguyễn Thị Thấn – Trưởng Bộ môn Khoa học Tự nhiên, khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; PGS,TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng; TS. Bùi Ngọc Kính – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Th.S Ngô Hải Chi – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, đại diện phòng QLKH – HTQT, trưởng các Bộ môn của khoa GDTH, toàn thể giảng viên Bộ môn TNXH và đại diện sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Mở đầu buổi seminar là hoạt động dạy học thể nghiệm của sinh viên Lương Ngọc Anh – Lớp K20B. Tiết dạy “Nước có tính chất gì” (Khoa học lớp 4) sử dụng 2 phương pháp dạy học đặc trưng trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học là phương pháp Thí nghiệm và phương pháp Bàn tay nặn bột. Sau phần dạy thể nghiệm của sinh viên, các đại biểu tham dự và sinh viên đã có phần trao đổi thẳng thắn, sôi nổi xung quanh bài dạy, môn Khoa học và các phương pháp dạy học tích cực môn Khoa học ở Tiểu học.
Tiếp đó, toàn thể giảng viên và sinh viên được theo dõi PGS,TS Nguyễn Thị Thấn trực tiếp thể nghiệm giảng dạy một hoạt động dạy học môn Khoa học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột. Đồng thời, PGS,TS Nguyễn Thị Thấn đã trao đổi, phân tích cụ thể về phương pháp dạy học này. Bàn tay nặn bột là một nhóm phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là bậc Tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu các kiến thức khoa học và hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
Sau buổi Seminar, cán bộ giảng viên tổ Tự nhiên Xã hội và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học đã có cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về phương pháp Bàn tay nặn bột, đồng thời giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc về nhóm phương pháp dạy học tích cực trong môn Khoa học. Đây thực sự là hoạt động bổ ích cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong Khoa.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Semiar:

Th.S Trần Thị Hà Giang – Phó trưởng khoa GDTH khai mạc buổi seminar
SeminarTH02
Sinh viên Lương Ngọc Anh lớp GDTH K20B dạy môn Khoa học
SeminarTH03
Th.s Ngô Hải Chi nhận xét tiết dạy của sinh viên
SeminarTH04
PGS.TS Nguyễn Thị Thấn trao đổi về tiết dạy của sinh viên và các PPDH tích cực môn Khoa học ở Tiểu học
SeminarTH05
Hoạt động trải nghiệm với phương pháp Bàn tay nặn bột
SeminarTH06
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hệ phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Khoa học ở Tiểu học
SeminarTH07
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
SeminarTH08
Sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
Nguồn: Khoa GDTH

BỘ MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TỔ CHỨC SEMINAR “DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC”

Nằm trong chuỗi hoạt động tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, chiều ngày 26/11/2015, Bộ môn Tự nhiên – Xã hội, Khoa Giáo dục Tiểu học đã tổ chức seminar với chủ đề “Dạy học tích cực môn Khoa học ở Tiểu học”.
Đến dự buổi Seminar có PGS,TS Nguyễn Thị Thấn – Trưởng Bộ môn Khoa học Tự nhiên, khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; PGS,TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng; TS. Bùi Ngọc Kính – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Th.S Ngô Hải Chi – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, đại diện phòng QLKH – HTQT, trưởng các Bộ môn của khoa GDTH, toàn thể giảng viên Bộ môn TNXH và đại diện sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Mở đầu buổi seminar là hoạt động dạy học thể nghiệm của sinh viên Lương Ngọc Anh – Lớp K20B. Tiết dạy “Nước có tính chất gì” (Khoa học lớp 4) sử dụng 2 phương pháp dạy học đặc trưng trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học là phương pháp Thí nghiệm và phương pháp Bàn tay nặn bột. Sau phần dạy thể nghiệm của sinh viên, các đại biểu tham dự và sinh viên đã có phần trao đổi thẳng thắn, sôi nổi xung quanh bài dạy, môn Khoa học và các phương pháp dạy học tích cực môn Khoa học ở Tiểu học.
Tiếp đó, toàn thể giảng viên và sinh viên được theo dõi PGS,TS Nguyễn Thị Thấn trực tiếp thể nghiệm giảng dạy một hoạt động dạy học môn Khoa học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột. Đồng thời, PGS,TS Nguyễn Thị Thấn đã trao đổi, phân tích cụ thể về phương pháp dạy học này. Bàn tay nặn bột là một nhóm phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là bậc Tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu các kiến thức khoa học và hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
Sau buổi Seminar, cán bộ giảng viên tổ Tự nhiên Xã hội và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học đã có cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về phương pháp Bàn tay nặn bột, đồng thời giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc về nhóm phương pháp dạy học tích cực trong môn Khoa học. Đây thực sự là hoạt động bổ ích cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong Khoa.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Semiar:

Th.S Trần Thị Hà Giang – Phó trưởng khoa GDTH khai mạc buổi seminar
SeminarTH02
Sinh viên Lương Ngọc Anh lớp GDTH K20B dạy môn Khoa học
SeminarTH03
Th.s Ngô Hải Chi nhận xét tiết dạy của sinh viên
SeminarTH04
PGS.TS Nguyễn Thị Thấn trao đổi về tiết dạy của sinh viên và các PPDH tích cực môn Khoa học ở Tiểu học
SeminarTH05
Hoạt động trải nghiệm với phương pháp Bàn tay nặn bột
SeminarTH06
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hệ phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Khoa học ở Tiểu học
SeminarTH07
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
SeminarTH08
Sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
Nguồn: Khoa GDTH
Đọc thêm..
Đều đặn mỗi ngày làm việc của Trang là hơn 10 tiếng chăm lo cho trẻ, từ vui chơi, ăn ngủ đến vệ sinh cá nhân. Sau 3 năm đi làm, cô cho biết vẫn cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được làm nghề này.



Một ngày làm việc của cô giáo Đỗ Huyền Trang, 23 tuổi, tại lớp mầm non của một trường tư thục trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) bắt đầu từ 7h30 sáng. Nhà ở quận Thanh Xuân, để tới lớp đúng giờ, Trang phải thức dậy từ 6h sáng để kịp chuẩn bị và đủ thời gian di chuyển quãng đường hơn 10 km trong giờ cao điểm. 
2_1416199216.jpg
Khoảng thời gian đầu buổi sáng lúc trẻ chưa đến lớp, Trang tranh thủ xem giáo viên lớn tuổi hơn hướng dẫn các nội dung dạy học mới. Tốt nghiệp Trung cấp mầm non, đi làm được hơn 3 năm, việc học thêm kỹ năng, nắm bắt nội dung dạy học đặc thù của từng trường vẫn rất quan trọng với giáo viên trẻ như Trang.
6_1416195771.jpg
Công việc chăm sóc, nuôi dạy các bé chính thức bắt đầu từ khoảng 8h, khi tất cả bé được cha mẹ đưa tới lớp. Sau bữa ăn sáng nhẹ, Trang tổ chức lớp học cho các bé. Nội dung học cũng là các trò chơi vui vẻ phù hợp với tuổi lên 3.
8_1416196537.jpg
Các bé còn nhỏ, liên tục mất tập trung, buộc cô giáo phải kiên trì với từng bé. Mức độ chiều chuộng các bé cũng được tiết chế hợp lý để trẻ dần hình thành ý thức kỷ luật. 
DSC-7735-1.jpg
Không chỉ mất tập trung, trẻ còn thường xuyên quấy khóc. Những lúc như vậy, Trang cần sự phối hợp, giúp sức của giáo viên còn lại để duy trì lớp học.
DSC-7646-2402-1416208825.jpg
Dù đã cố gắng rèn trẻ vệ sinh theo giờ giấc, các trường hợp bột phát vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều khi chưa lo xong cho bé này đã phải lo cho bé khác.
DSC-7856.jpg
Việc vệ sinh cho trẻ được các giáo viên đặc biệt quan tâm. "Đó là yêu cầu bắt buộc của công việc. Cũng may ở đây có cơ sở vật chất khá tốt, bọn em đỡ vất vả hơn", Trang chia sẻ.
DSC-7677.jpg
Sau các hoạt động học tập, vui chơi buổi sáng, đến khoảng 11h, Trang cùng đồng nghiệp cho trẻ ăn bữa trưa. Hầu hết bé có ý thức tốt trong bữa ăn sau một thời gian được rèn luyện, nhưng vẫn có bé rất lười ăn...
DSC-8088.jpg
Có trẻ không chịu ăn, quấy khóc, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phù hợp, bên cạnh sự kiên trì.
13_1416196274.jpg
Giờ ngủ trưa, Trang phải để ý đến từng bé bởi đây là lúc một số trẻ xuất hiện tâm lý tủi thân, quấy khóc. Đa số bé không chịu nằm yên nên giáo viên phải mất khá nhiều thời gian mới đưa được các bé vào giấc ngủ.
14_1416196465.jpg
Khi tất cả các bé đã yên giấc, Trang mới có thể rời lớp đi ăn trưa sau khi nhờ giáo viên đứng lớp còn lại trông các bé ...
16_1416196465.jpg
Đây cũng là khoảng thời gian ít ỏi trong ngày Trang có thể tranh thủ nghỉ ngơi, làm những việc riêng, trước khi lại tiếp tục các công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong buổi chiều.
DSC-8421-5409-1416208825.jpg
Việc chăm sóc trẻ của Trang trong buổi chiều lặp lại tương tự buổi sáng. "Công việc nói chung diễn ra suôn sẻ. Cũng có những hôm nhiều cháu ốm mệt, quấy khóc khiến bọn em rất vất vả, không tránh khỏi tình trạng stress. Những lúc như thế nếu không có tình yêu trẻ, rất dễ nóng nảy", Trang chia sẻ.
IMAG0298.jpg
Bình thường, Trang kết thúc công việc khoảng 17h30 chiều, nhưng nhiều hôm cô phải ở lại muộn hơn vì phụ huynh bận việc đến đón trẻ muộn. "Có hôm 19h em mới ra khỏi nhà để xe của trường. Đó cũng là khó khăn đặc thù của nghề giáo viên mầm non này. Bây giờ em còn độc thân thì không sao, sau này có gia đình mong sẽ được chồng thông cảm", Trang tâm sự.
Theo VNEXPRESS

Cô giáo trẻ ở lớp mầm non

Đều đặn mỗi ngày làm việc của Trang là hơn 10 tiếng chăm lo cho trẻ, từ vui chơi, ăn ngủ đến vệ sinh cá nhân. Sau 3 năm đi làm, cô cho biết vẫn cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được làm nghề này.



Một ngày làm việc của cô giáo Đỗ Huyền Trang, 23 tuổi, tại lớp mầm non của một trường tư thục trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) bắt đầu từ 7h30 sáng. Nhà ở quận Thanh Xuân, để tới lớp đúng giờ, Trang phải thức dậy từ 6h sáng để kịp chuẩn bị và đủ thời gian di chuyển quãng đường hơn 10 km trong giờ cao điểm. 
2_1416199216.jpg
Khoảng thời gian đầu buổi sáng lúc trẻ chưa đến lớp, Trang tranh thủ xem giáo viên lớn tuổi hơn hướng dẫn các nội dung dạy học mới. Tốt nghiệp Trung cấp mầm non, đi làm được hơn 3 năm, việc học thêm kỹ năng, nắm bắt nội dung dạy học đặc thù của từng trường vẫn rất quan trọng với giáo viên trẻ như Trang.
6_1416195771.jpg
Công việc chăm sóc, nuôi dạy các bé chính thức bắt đầu từ khoảng 8h, khi tất cả bé được cha mẹ đưa tới lớp. Sau bữa ăn sáng nhẹ, Trang tổ chức lớp học cho các bé. Nội dung học cũng là các trò chơi vui vẻ phù hợp với tuổi lên 3.
8_1416196537.jpg
Các bé còn nhỏ, liên tục mất tập trung, buộc cô giáo phải kiên trì với từng bé. Mức độ chiều chuộng các bé cũng được tiết chế hợp lý để trẻ dần hình thành ý thức kỷ luật. 
DSC-7735-1.jpg
Không chỉ mất tập trung, trẻ còn thường xuyên quấy khóc. Những lúc như vậy, Trang cần sự phối hợp, giúp sức của giáo viên còn lại để duy trì lớp học.
DSC-7646-2402-1416208825.jpg
Dù đã cố gắng rèn trẻ vệ sinh theo giờ giấc, các trường hợp bột phát vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều khi chưa lo xong cho bé này đã phải lo cho bé khác.
DSC-7856.jpg
Việc vệ sinh cho trẻ được các giáo viên đặc biệt quan tâm. "Đó là yêu cầu bắt buộc của công việc. Cũng may ở đây có cơ sở vật chất khá tốt, bọn em đỡ vất vả hơn", Trang chia sẻ.
DSC-7677.jpg
Sau các hoạt động học tập, vui chơi buổi sáng, đến khoảng 11h, Trang cùng đồng nghiệp cho trẻ ăn bữa trưa. Hầu hết bé có ý thức tốt trong bữa ăn sau một thời gian được rèn luyện, nhưng vẫn có bé rất lười ăn...
DSC-8088.jpg
Có trẻ không chịu ăn, quấy khóc, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phù hợp, bên cạnh sự kiên trì.
13_1416196274.jpg
Giờ ngủ trưa, Trang phải để ý đến từng bé bởi đây là lúc một số trẻ xuất hiện tâm lý tủi thân, quấy khóc. Đa số bé không chịu nằm yên nên giáo viên phải mất khá nhiều thời gian mới đưa được các bé vào giấc ngủ.
14_1416196465.jpg
Khi tất cả các bé đã yên giấc, Trang mới có thể rời lớp đi ăn trưa sau khi nhờ giáo viên đứng lớp còn lại trông các bé ...
16_1416196465.jpg
Đây cũng là khoảng thời gian ít ỏi trong ngày Trang có thể tranh thủ nghỉ ngơi, làm những việc riêng, trước khi lại tiếp tục các công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong buổi chiều.
DSC-8421-5409-1416208825.jpg
Việc chăm sóc trẻ của Trang trong buổi chiều lặp lại tương tự buổi sáng. "Công việc nói chung diễn ra suôn sẻ. Cũng có những hôm nhiều cháu ốm mệt, quấy khóc khiến bọn em rất vất vả, không tránh khỏi tình trạng stress. Những lúc như thế nếu không có tình yêu trẻ, rất dễ nóng nảy", Trang chia sẻ.
IMAG0298.jpg
Bình thường, Trang kết thúc công việc khoảng 17h30 chiều, nhưng nhiều hôm cô phải ở lại muộn hơn vì phụ huynh bận việc đến đón trẻ muộn. "Có hôm 19h em mới ra khỏi nhà để xe của trường. Đó cũng là khó khăn đặc thù của nghề giáo viên mầm non này. Bây giờ em còn độc thân thì không sao, sau này có gia đình mong sẽ được chồng thông cảm", Trang tâm sự.
Theo VNEXPRESS

Đọc thêm..