BỘ MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TỔ CHỨC SEMINAR “DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC”

Nằm trong chuỗi hoạt động tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, chiều ngày 26/11/2015, Bộ môn Tự nhiên – Xã hội, Khoa Giáo dục Tiểu học đã tổ chức seminar với chủ đề “Dạy học tích cực môn Khoa học ở Tiểu học”.
Đến dự buổi Seminar có PGS,TS Nguyễn Thị Thấn – Trưởng Bộ môn Khoa học Tự nhiên, khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; PGS,TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng; TS. Bùi Ngọc Kính – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Th.S Ngô Hải Chi – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, đại diện phòng QLKH – HTQT, trưởng các Bộ môn của khoa GDTH, toàn thể giảng viên Bộ môn TNXH và đại diện sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Mở đầu buổi seminar là hoạt động dạy học thể nghiệm của sinh viên Lương Ngọc Anh – Lớp K20B. Tiết dạy “Nước có tính chất gì” (Khoa học lớp 4) sử dụng 2 phương pháp dạy học đặc trưng trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học là phương pháp Thí nghiệm và phương pháp Bàn tay nặn bột. Sau phần dạy thể nghiệm của sinh viên, các đại biểu tham dự và sinh viên đã có phần trao đổi thẳng thắn, sôi nổi xung quanh bài dạy, môn Khoa học và các phương pháp dạy học tích cực môn Khoa học ở Tiểu học.
Tiếp đó, toàn thể giảng viên và sinh viên được theo dõi PGS,TS Nguyễn Thị Thấn trực tiếp thể nghiệm giảng dạy một hoạt động dạy học môn Khoa học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột. Đồng thời, PGS,TS Nguyễn Thị Thấn đã trao đổi, phân tích cụ thể về phương pháp dạy học này. Bàn tay nặn bột là một nhóm phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là bậc Tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu các kiến thức khoa học và hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
Sau buổi Seminar, cán bộ giảng viên tổ Tự nhiên Xã hội và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học đã có cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về phương pháp Bàn tay nặn bột, đồng thời giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc về nhóm phương pháp dạy học tích cực trong môn Khoa học. Đây thực sự là hoạt động bổ ích cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong Khoa.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Semiar:

Th.S Trần Thị Hà Giang – Phó trưởng khoa GDTH khai mạc buổi seminar
SeminarTH02
Sinh viên Lương Ngọc Anh lớp GDTH K20B dạy môn Khoa học
SeminarTH03
Th.s Ngô Hải Chi nhận xét tiết dạy của sinh viên
SeminarTH04
PGS.TS Nguyễn Thị Thấn trao đổi về tiết dạy của sinh viên và các PPDH tích cực môn Khoa học ở Tiểu học
SeminarTH05
Hoạt động trải nghiệm với phương pháp Bàn tay nặn bột
SeminarTH06
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hệ phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học Khoa học ở Tiểu học
SeminarTH07
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
SeminarTH08
Sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học chụp ảnh cùng PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
Nguồn: Khoa GDTH

Post a Comment